Cách Đưa Bài Giảng Elearning Lên Mạng Từ A-Z
Đưa bài giảng elearning lên mạng là việc khó (với đa số)
Tôi cũng từng thấy khó với công việc này.
Cho tới nay đã 10 năm kể từ khóa học đầu tiên tôi đưa lên mạng.
Dưới đây sẽ là các bước bạn cách đưa bài giảng lên mạng nhanh nhất.
Các Bước Đưa Bài Giảng Elearning Lên Mạng
1. Chuẩn bị nội dung bài giảng Elearning
Bạn cần định vị rõ ràng bạn sẽ sử dụng định dạng nào.
Có nhiều dạng như video, hình ảnh, văn bản, âm thanh…
Dựa vào dạng tài liệu mà chúng ta sẽ chọn nền tảng để đăng lên.
Đa số các khóa học có định dạng video.
Tôi sẽ lấy video làm ví dụ.
2. Tạo tài khoản các nền tảng chứa tài liệu
Với các định dạng văn bản và hình ảnh bạn có thể thử Google Docs.
Với các định dạng videos khóa học bạn có thể thử Youtube, Vimeo.
Nếu bạn cần bảo mật bài giảng video tốt hơn với tính năng sau:
+ chống tải video (hạn chế tới 90%)
+ hạn chế quay màn hình
+ hạn chế quay màn hình nâng cao – hiện tên học viên năng cao
Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn sau:
VIDEO
3. Thiết kế website elearning
Hiện tại năm viết bài đang là 2024.
Đã có rất nhiều nền tảng cho bạn đăng tải bài giảng elearning lên mạng.
Có 3 dạng nền tảng (có cả trả phí và miễn phí)
Các dạng miễn phí tôi sẽ không nhắc tới.
Lý do vì đa số đều rất hạn chế, nhiều điều khoản cần tuân thủ, rắc rối.
Ở đây có 3 dạng trả phí.
Dạng 1: Nên tảng bên thứ 3
Kể đến như hola, hachium, edubit
Ưu điểm: nhanh, đầy đủ tính năng, được trả tiền theo tháng
Nhược điểm: trả phí trọn đời, kể cả không có học viên.
Ngoài ra còn không được thay đổi nền tảng.
Vì bạn đi thuê chứ không sở hữu nó.
Dạng 2: Code chân ( hay còn gọi là code bằng tay )
Tức là viết mã mới từ đầu.
Thường là dựa theo bộ mã php, html, css, js, lavarel…
Dạng này ưu điểm là tối ưu sâu, theo đúng nhu cầu người cần.
Nhược điểm: rất tốn kém thường rơi vào hàng trăm triệu.
Dạng 3: Dạng theo mẫu sẵn, mã nguồn mở
Thường được viết với mã nguồn mở WordPress.
Ưu điểm: mẫu mã đa dạng, nhiều lựa chọn.
Xem thêm: Mẫu website bán khóa học mới nhất
Giá thành của dạng 3 cũng rẻ hơn so với 2 dạng kia.
Dao động từ 10-15 Triệu cho năm đầu tiên.
Nhưng các năm tiếp theo duy trì chỉ 1 đến 3 triệu.
Nhược điểm: Cần chuyên môn cao để tối ưu triệt để.
Cũng có thể bạn gặp giá rẻ thường website hay lỗi.
4. Đăng tải khóa học mới lên website elearning
Chọn tên khóa học.
Tên ngắn gọn, dễ nhớ, đúng trọng tâm khóa học.
Nội dung mô tả: miêu tả chính xác nội dung bài.
Khóa học dành cho ai, lý do nên học.
Lợi ích lớn nhất khi học là gì.
Giá khóa học bao nhiêu.
Tôi gợi ý nên tham khảo giá bên khác.
Xem thêm: Cách Đặt Giá Khóa Học Để Bán Được Nhiều Hơn 50%
Chọn chuyên mục sẽ đăng tải khóa học.
5. Thêm các module và tài liệu vào khóa học
Khi đưa bài giảng elearning lên mạng thì đây là phần tốn công nhất.
Bạn sẽ cần trình bày nội dung sao cho hợp lý.
Đồng thời không làm lộ hết thông tin bài giảng ra ngoài.
Nhiều giảng viên, coach, trainer không để ý.
Bị lộ bài giảng làm tổn thất doanh thu khá nhiều.
6. Bổ sung phần quiz, bài kiểm tra cho học viên
Phần quiz là phần bài tập mặc định sau mỗi module học.
Hãy tạo phần quiz liên quan trực tiếp bài giảng.
Còn nếu thấy quiz không cần thiết thì bỏ qua.
Ngoài quiz, nên có bài tập chung hoặc riêng.
Bài chung cho tất cả và bài riêng cho từng học viên.
Điều này tối ưu hóa trải nghiệm, giúp tạo ấn tượng tốt.
Từ đó uy tín nhà đào tạo sẽ tăng cao hơn.
7. Tối ưu hóa phần nội dung bài giảng
Bài giảng cần trình bày dễ hiểu.
Video, hình ảnh, văn bản…kết hợp hợp lý.
Tôi thấy không quá tập trung 1 dạng nội dung.
Càng nhiều, càng đa dạng càng hay.
Học viên học chỉ có mỗi video cũng nhàm chán.
Bổ sung thêm các trò chơi hoặc câu đó là lựa chọn có thể thử.
Vì mục tiêu cuối cùng là hiệu quả.
8. Kiểm tra lại toàn bộ nội dung
Nội dung đăng lên hiển thị ra sao cần phải kiểm tra.
Đảm bảo trước khi đến tay người học không có lỗi lớn.
Đặc biệt các lỗi hiển thị là phải tránh.
Giao diện đừng dối quá gây khó sử dụng.
Các nút quan trọng cần dễ thấy dễ truy cập.
Ví dụ: nút đăng ký, đăng nhập, nút vào bài học.
9. Đưa bài giảng elearning lên mạng
Lúc này bài giảng của bạn đã Online.
Ai cũng có thể truy cập theo đường link bạn cung cấp.
Hãy chia sẻ nó cho học viên và hướng dẫn họ sử dụng.
Nhớ là phải có phần hướng dẫn sử dụng.
10. Hướng dẫn sử dụng bài giảng elearning.
Học viên sử dụng website elearning của bạn lần đầu,
thì chắc chắn họ sẽ bỡ ngỡ, chưa quen.
Bạn cần có hướng dẫn cụ thể.
Hoặc có người hướng dẫn kèm cặp cách sử dụng.
Đừng để đưa bài giảng elearning lên mạng nhưng không học được.
Đây cũng là cơ hội giúp bạn có thêm số liệu thực tế.
11. Liên tục cải tiến và cập nhật sau khi đưa bài giảng elearning lên mạng
Bài giảng elearning đưa lên mạng rồi không phải 1 lần là xong.
Sau đó, khi đã có số liệu thực tế từ người học.
Ví dụ: thời gian học, số bài đã học, tỷ lệ hoàn thành…kết quả.
Bạn sẽ dựa vào đó, cải tiến bài giảng, thay đổi nội dung, cập nhật mới…
Mục tiêu là giúp người học đạt kết quả càng sớm càng tốt.
Vì khi học viên có kết quả, bạn sẽ càng uy tín, càng bán được tốt hơn.
12. Tích hợp thêm các kênh hỗ trợ trực tuyến.
Người học dù bất cứ ngành nào cũng cần có trợ giúp cụ thể.
Đa số khóa học quay sẵn video không hiệu quả vì thế.
Học viên thường ngại học nên họ mới tìm đến giảng viên.
(đa số chứ không phải tất cả, vẫn có người chăm học, chăm làm.)
Giảng viên, nhà đào tạo cần sâu sát hơn với người học.
Các kênh hỗ trợ như mạng xã hội (facebook, zalo, youtube…) là ưu tiên số 1.
Vì đa số ai cũng có những tài khoản này.
TẠM KẾT
Đưa bài giảng Elearning lên mạng là lâu dài.
Đây là việc nhà đào tạo nào cũng muốn làm.
Nhưng hãy thật chỉn chu, nghiêm túc bạn nhé.
Vì nếu không bạn rất dễ rơi vào ô mang tiếng “LÙA GÀ”
Nếu cần giúp hãy liên hệ chúng tôi.
Xem thêm: Xây hệ thống bán khóa học 4.0 tự động hóa